Nội dung điểm b, khoản 4, Điều 18, Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau: "Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ thiết kế cơ sở về thực hiện thiết kế phòng cháy chữa cháy; kiểm tra việc đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy do nhà thầu tư vấn thiết kế đề xuất, tư vấn thẩm tra đánh giá về về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;".
Vậy việc "đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy" được đánh giá trên trên các phương diện nào? và đánh giá "đáp ứng" ở mức độ nào? Vì nội dung thiết kế cơ sở (điều 38, Nghị định này) chỉ thể hiện được giải pháp thiết kế, các thông số kỹ thuật chủ yếu, không thể đảm bảo đáp ứng TOÀN BỘ những quy định chi tiết trong Quy chuẩn. Khi đó "tính đầy đủ của hồ sơ thiết kế cơ sở về thực hiện thiết kế phòng cháy chữa cháy" được hiểu như thế nào?
Trần Hải
(tuyendung.vat@gmail.com) -
Kính gửi Bộ Xây dựng, Tôi có trường hợp sau mong BXD giải đáp giúp tôi: Trên địa bàn xã hiện có công trình trường tiểu học và trung học cơ sở hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác sử dụng. Công trình xây dựng và được đưa vào sử dụng từ năm 2003, hiện đã thực hiện kiểm định và có báo cáo đánh giá an toàn công trình (theo Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng) theo đó đơn vị tư vấn kiểm định đánh giá an toàn kết luận công trình không đảm bảo khả năng chịu lực, cần được phá dỡ. Sau khi xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình, Ủy ban nhân dân xã đã gửi báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình đến Ủy ban nhân dân tỉnh để tiếp nhận, xem xét và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình (Quy định tại Khoản 4, Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ). UBND tỉnh đã ủy quyền cho UBND huyện quyết định việc phá dỡ công trình (Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ). Vậy trong trường hợp này, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện hay phòng Tài Chính Kế hoạch huyện sẽ là đơn vị thẩm định, tham mưu cho UBND huyện quyết định phá dỡ, thanh lý tài sản công là công trình nêu trên trong trường hợp công trình đủ điều kiện để phá dỡ. Kính mong Bộ Xây dựng xem xét hướng dẫn trình tự, thẩm quyền và giải đáp giúp tôi thắc mắc trên.
Ngô Thị Hạnh
(hanh.mam.hau@gmail.com) -
Tôi là con liệt sĩ đang chuẩn bị hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội. Theo Thông tư số 05/2024/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định: “Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 76 của Luật Nhà ở thì giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh người có công với cách mạng hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng”. Tuy nhiên, từ khi bố tôi được công nhận liệt sĩ (tháng 10/2015), gia đình tôi chỉ nhận được bằng Tổ quốc ghi công và Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ, mà không có Giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ. Cho tôi hỏi, tôi có thể sử dụng Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ (được cấp từ tháng 8/2016) để chứng minh đối tượng như trên không? Nếu không thì tôi phải xin Giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ ở đâu?
Dương Sơn
(duongson.bk57@gmail.com) -
Công ty tôi có nhận thầu công trình được thực hiện theo quy trình khẩn cấp, hợp đồng được ký vào tháng 5/2024 với đơn giá được đề xuất dựa trên thông báo giá tại cùng thời điểm trên. Loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
Đến tháng 10/2024, chủ đầu tư có trình thẩm định và phê duyệt dự toán chi tiết công trình và lấy đơn giá theo thông báo giá tại thời điểm tháng 10/2024.
Do có sự chênh lệch về đơn giá vật liệu giữa hai thời điểm nên chủ đầu tư có yêu cầu nhà thầu phải ký phụ lục hợp đồng theo đơn giá mới.
Tôi xin hỏi, với các công trình làm theo quy trình khẩn cấp thì dự toán được lập dựa trên thông báo giá tại thời điểm ký hợp đồng hay thời điểm phê duyệt dự toán? Nếu phải điều chỉnh thì phần khối lượng công việc đã được thực hiện thì tính theo đơn giá nào?
Tạ Quang Hưng
(hungtq15@gmail.com) -
Ông Nguyễn Văn Hậu (thôn 3, xã Hương Đô, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) có thời gian công tác trong quân đội từ tháng 05/1972 đến tháng 08/1977 thuộc các đơn vị (C275-C1 D50 (128 Lào)/BCHQS Hà Tĩnh-C1 E106 (Tăng thiết giáp)/Quân Khu 4).
Trong thời gian ở trong quân ngũ, ông bị thương và được công nhận là thương binh (Hạng 4 – 26%). Gia đình ông thuộc đối tượng là người có công với cách mạng vì em ông là Nguyễn Văn Thích - liệt sĩ (ông Hậu là người thờ cúng liệt sĩ) và vợ ông là bà Trần Thị Loan thuộc đối tượng người tàn tật đặc biệt nặng.
Cho tôi hỏi, trường hợp ông Hậu có đủ điều kiện làm đơn xin hỗ trợ sửa chữa hoặc làm lại nhà mới để ở không? Có bắt buộc gia đình ông phải có tiền đối ứng để được nhà nước xét đơn khi hỗ trợ không?
Nguyễn Vĩnh Phúc
(vinhphuc1953@gmail.com) -
Bố tôi là thương binh loại A, thương tật hạng 1/8, mất sức lao động 22%. Bố tôi đã chết năm 2016. Hiện nay còn mẹ tôi đang sống trong căn nhà cũ đã xuống cấp. Vậy cho tôi hỏi mẹ tôi có thuộc diện được hỗ trợ xây nhà mới theo Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ hay không?
Đinh Quốc Toản
(dinhquoctoan.vecm@gmail.com) -
|