Giao thông xanh gắn với cách mạng công nghiệp 4.0

Thứ sáu, 25/04/2025 00:39
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Giao thông xanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh của đất nước, đồng thời là giải pháp nền tảng để hướng tới mục tiêu cân bằng phát thải vào năm 2050. Giao thông xanh cần gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để phát triển bền vững.

Nhu cầu bức thiết

GS.TS Lê Hùng Lân - Giảng viên cao cấp Trường Đại học Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam nhận định, giao thông xanh là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế xanh. Phát triển giao thông xanh là nhu cầu bức thiết và xu hướng của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để phát triển giao thông xanh được bền vững, nhanh chóng, hiệu quả cần có chiến lược và các giải pháp phù hợp, toàn diện, đồng bộ. Trong đó các chuyên gia, nhà khoa học đặc biệt đề cao những nội dung: tự động hóa phương tiện giao thông xanh; hệ thống quản lý giao thông thông minh (ITS); Robot và AI; giải pháp logistics giao thông xanh; kho thông minh, trung tâm logistics; ứng dụng các công nghệ AI, IoT trong giao thông xanh và logistics…

GS.TS Lê Hùng Lân chia sẻ, kinh tế xanh được hiểu là nền kinh tế mang lại cải thiện phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu rủi ro môi trường và tình trạng khan hiếm sinh thái. Và mạch máu của nền kinh tế xanh, tất yếu, là giao thông xanh. Ba trụ cột chính để phát triển giao thông xanh bền vững gồm: sinh thái, kinh tế và xã hội.

Chiến lược phát triển giao thông xanh hướng tới tăng trưởng xanh của nước ta đã được Chính phủ định hướng tại các Quyết định số 1393/QÐ-TTg năm 2012 của Thủ tướng, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1658/QĐ-TTg năm 2021, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Chỉ thị số 44/CT-TTg năm 2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Không chỉ như vậy, để xây dựng hệ thống giao thông xanh, còn cần phải chuyển đổi phương tiện, công nghệ trong các lĩnh vực khác của GTVT. Chủ tịch Tổng Công ty Thương mại và dịch vụ chuyển phát nhanh, PCS Lê Thị Thu cho rằng, logistics là một trong những ngành phát thải khí nhà kính cao từ nhiều hoạt động như: giao hàng, vận tải, kho bãi... Do đó, phát triển giao thông xanh đã trở thành nhiệm vụ cũng như cơ hội chiến lược cho các DN logistics.

Đồng quan điểm, TS Lê Xuân Trường, giảng viên Khoa Vận tải - Kinh tế, Trường Đại học GTVT chia sẻ, phát triển bền vững là mong muốn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để phát triển bền vững thì vận tải và logistics xanh là một mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức cho các nước đang phát triển như Việt Nam khi phát triển vận tải và logistics xanh.

Mục tiêu là từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế bằng phương tiện sử dụng năng lượng xanh. Ảnh: Thanh Hải

Các chuyên gia đều cho rằng, để phát triển bền vững giao thông xanh, đem lại hiệu quả tích cực cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, gắn liền những “mạch máu” của nền kinh tế xanh với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Công nghệ giữ vai trò chủ đạo

GS.TS Lê Hùng Lân phân tích, tất cả các khía cạnh của giao thông xanh đều cần đến nền tảng công nghệ và gắn với hiệu ứng thông minh của nó. Cụ thể, các mục tiêu như: quy hoạch đô thị thông minh; xây dựng mạng lưới giao thông công cộng chất lượng cao, hiệu quả cao; logistics; phương tiện xanh… Công nghệ sẽ giúp giảm nhu cầu đi lại và khoảng cách, thời gian di chuyển bằng cách tích hợp quy hoạch giao thông và xây dựng (mô hình đô thị TOD); cung cấp thông tin, hướng dẫn giao thông cho người dân một cách chính xác, đầy đủ theo thời gian thực; quản lý, điều hành các hoạt động cũng như sự cố hoặc cơ sở hạ tầng giao thông theo thời gian thực.

Công nghệ cũng cho phép giám sát hành trình xe vận chuyển hàng hóa; thanh toán điện tử tích hợp, liên thông tạo nên nền tảng cho vận tải đa phương thức. “Xanh hóa và Thông minh hóa là xu hướng tất yếu của giao thông cũng như logistics. Và công nghệ đã mang đến một cách tiếp cận mới, toàn diện hơn, nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bộ, hiệu quả hơn cho xu hướng này” - ông Lê Hùng Lân nói.

Phó Giám đốc Khối tư vấn ứng dụng AI, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam Phan Thị Thanh Ngọc chia sẻ, AI đang trở thành xu thế toàn cầu, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội, bao gồm cả lĩnh vực giao thông và đô thị xanh phát triển bền vững. Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã ứng dụng AI và đạt được hiệu quả rất cao trong quản lý, vận hành, phát triển giao thông xanh, bền vững. Ví dụ như Singapore - quốc gia đầu tiên số hóa hoàn toàn ngành cung cấp nhiên liệu hàng hải, sử dụng AI để phân tích dữ liệu từ chứng từ giao nhận nhiên liệu điện tử, giúp phát hiện gian lận và tự động giám sát lượng nhiên liệu cung cấp.

Hongkong (Trung Quốc) đã triển khai hệ thống hạ tầng đường sắt thông minh sử dụng AI để giám sát và phân tích tình trạng đường ray, giúp phát hiện sớm các nguy cơ như chướng ngại vật hoặc cây cối xâm lấn, cho phép xử lý kịp thời và ngăn ngừa tai nạn.

Tokyo (Nhật Bản) đã ứng dụng AI để phân tích dữ liệu từ camera trên các tuyến đường, đặc biệt tại các khu vực có mật độ phương tiện cao như điểm du lịch và đường cao tốc, giúp giảm bớt hoặc thậm chí ngăn chặn ùn tắc giao thông.

Điều đó cho thấy, tương lai của đô thị thông minh không chỉ nằm ở sự phát triển công nghệ mà còn ở cách chúng ta sử dụng những công cụ hiện đại như AI & Big Data để kiến tạo đô thị bền vững. Sự kết nối giữa con người với công nghệ, sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ, DN và cộng đồng là yếu tố then chốt quyết định thành công trong hành trình kiến tạo đô thị thông minh, xanh, phát triển bền vững.

Có thể thấy công nghệ hiện đại giữ vai trò quan trọng quyết định trong quá trình chuyển đổi xanh ngành GTVT nói riêng, nền kinh tế xanh nói chung. Bởi vậy, vấn đề cấp thiết nhất hiện nay là Chính phủ, DN và cả người dân cần nắm chắc, ứng dụng hiệu quả, toàn diện công nghệ vào các hoạt động giao thông, kinh tế - xã hội, tạo nên một cộng đồng số, nền kinh tế số hiện đại, phát triển bền vững.

Phát triển giao thông xanh tại Việt Nam đang được tập trung vào chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê tan của ngành GTVT. Cụ thể là các mục tiêu: phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia điện khí hóa; phát triển cảng xanh... Mục tiêu là từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế bằng phương tiện sử dụng năng lượng xanh; từ 2030, 50% các loại phương tiện khác sử dụng năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% xe buýt, taxi sử dụng năng lượng xanh. Hà Nội cũng đã phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn TP.

 

Nguồn: Báo Kinh tế & Đô thị

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)