Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ tư, 15/01/2025 15:34
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 14/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vĩnh Long trên đường phát triển nhanh và bền vững.

Việc ban hành Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1759/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Quy hoạch tỉnh); xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quy hoạch tỉnh đã đề ra.

Phân kỳ đầu tư, xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án; xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực trong việc thực hiện Quy hoạch tỉnh; xây dựng khung kết quả thực hiện làm cơ sở để rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; xem xét điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp (nếu cần) nhằm đạt được mục tiêu, phương án phát triển đã đề ra.

Điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành

Nội dung chủ yếu của Kế hoạch gồm: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch; triển khai thực hiện các chương trình, dự án; kế hoạch sử dụng đất; nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Đối với việc hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch, Kế hoạch yêu cầu rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo quy định của pháp luật chuyên ngành đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

Rà soát các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch tỉnh quy định tại Điều 59 Luật Quy hoạch. Chủ động nghiên cứu xây dựng các đề án/kế hoạch phát triển các ngành/lĩnh vực (nếu cần thiết) để đảm bảo duy trì ổn định công tác quản lý nhà nước và định hướng phát triển của tỉnh.

Các dự án đầu tư công phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công

Đối với các Dự án đầu tư công, nguyên tắc xác định các dự án đầu tư công phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan về đầu tư công.

Ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, thúc đẩy liên kết Vùng, nội vùng gắn với các hành lang phát triển kinh tế; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại hai vùng kinh tế và trục động lực phát triển; hạ tầng phát triển du lịch; hạ tầng y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng thông tin và truyền thông, chuyển đổi số để thu hút nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả.

Tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng thủy lợi, cấp nước, thoát nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Thu hút đầu tư các hành lang kinh tế, các ngành kinh tế, lĩnh vực chủ lực

Đối với dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công, đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng của tỉnh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư các công trình hạ tầng đã và đang được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công. Thu hút đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại trục động lực theo Quốc lộ 1 từ Thành phố Vĩnh Long - thị xã Bình Minh, các hành lang kinh tế và các ngành kinh tế, lĩnh vực chủ lực như nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, thương mại, đô thị và công nghiệp chế biến.

Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; chế biến nông sản, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hạ tầng văn hóa, du lịch, dịch vụ logistic, thương mại, đô thị, nhà ở, hạ tầng thông tin và truyền thông, chuyển đổi số...

Nguồn: Chinhphu.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)